Vì sao xử lý ô nhiễm làng nghề vẫn bế tắc?

Đề án bảo vệ môi trường chi tiết - Xử lý ô nhiễm làng nghề
Khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự định hướng của nhà nước thì các làng nghề thủ công truyền thống ở nhiều địa phương cũng được phục hồi và phát triển sản nhanh chóng. Sản phẩm của các làng nghề không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài thu được nguồn ngoại tệ lớn và cải thiện đời sống nhân dân. Phát triển các làng nghề là một hướng đi rất đúng vì tạo thêm việc làm cho người dân tại các làng nghề lại giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng ấy, một nỗi lo lắng và day dứt là nguy cơ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề truyền thống. Nguy cơ này phát sinh chính từ hoạt động đặc thù của các làng nghề như: quy mô nhỏ, manh mún, công nghệ thủ công lạc hậu, không đồng bộ phát triển tự phát chủ yếu chịu sự chi phối của thị trường. Và một thực tế nữa là do sự thiếu hiểu biết của chính những người dân ở các làng nghề về sự tác động của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ của bản thân và những người xung quanh.
Mặc dù các cơ quan quản lý đã rất tích cực vào cuộc, rất nhiều các biện pháp đã được áp dụng, song ô nhiễm môi trường tại các làng nghề Hà Nội trong những năm qua vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể. Các nhà chức trách thì cho rằng, ý thức của người dân còn quá kém, trong khi những người dân lại khẳng định rằng, các biện pháp xử lý của chính quyền sở tại còn bất cập.

de-an-bao-ve-moi-truong-chi-tiet-bao-cao-giam-sat-moi-truong-dinh-ky
Anh Vinh một hộ dân làm bún tại làng bún truyền thống Phú Đô, xã Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm luôn miệng khẳng định rằng “Chúng tôi toàn dùng nước sạch với nước vo gạo thì có gì mà ô với nhiễm!”. Nhưng anh Vinh cũng như nhiều người dân làm bún khác không biết rằng, chính những chất hữu cơ dễ phân hủy trong quá trình sản xuất bún của những người dân làng nghề đã giết chết các ao, hồ thậm chí cả những con sông chảy qua làng mình

Vợ chồng ông Khánh, chủ cơ sở tái chế nhựa phế liệu tại thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, Thanh Trì cũng biết là trong khi sơ chế, xay xát nhựa sẽ tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại, rồi việc xả thẳng nước thải trong quá trình sản xuất vào cống nước thải chung sẽ gây ô nhiễm nhưng ông bà “cũng không biết làm gì khác để mưu sinh ngoài nghề ‘truyền thống’ này . Họ bất chấp những nguy cơ độc hại đối với sức khỏe và khả năng gây ô nhiễm môi trường dù rằng mỗi kg nhựa xay thành phẩm, ông bà chỉ lãi được vài nghìn đồng
Sự vô cảm bắt nguồn từ ý thức còn rất kém của người dân làng nghề là một trong những nguyên nhân khiến việc khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề gặp rất nhiều khó khăn.

de-an-bao-ve-moi-truong-chi-tiet-bao-cao-giam-sat-moi-truong-dinh-ky

GS Đặng Kim Chi, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ môi trường cho biết, trong những năm qua, mặc dù rất nhiều mô hình xử lý nước thải đã được áp dụng với quy mô hộ sản xuất hay cụm hộ sản xuất gần nhau với mục đích nhân rộng, song tính bền vững của các mô hình này không cao. Người dân làng nghề rất ít hưởng ứng và tiếp nhận các mô hình mẫu nếu không được hỗ trợ kinh phí đầu tư và kinh phí vận hành. Tại nhiều cơ sở sản xuất, sau khi bà và các đồng nghiệp về làm mẫu xong thì chủ cơ sở nhất định không chạy vì sợ tốn thêm vài trăm ngàn tiền điện mỗi tháng trong khi các nhà khác vẫn xả nước thải bình thường mà “chẳng ai phạt”.

Trong khi sự thờ ơ của người dân khiến việc áp dụng các biện pháp xử lý nước thải tại làng nghề gặp khó khăn thì chủ trương xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề (CCN) nhằm di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư cũng đang xuất hiện nhiều bất cập.

Năm 2010, huyện Thanh Trì đã thành lập cụm công nghiệp làng nghề xã Tân Triều nhằm chuyển các hộ làm nghề tại Triều Khúc và Yên Xá ra khỏi khu dân cư. Tuy nhiên, sau 4 năm triển khai, tới nay số lượng hộ dân làm nghề tại Tân Triều ra CCN rất ít, phần lớn vẫn tiếp tục sản xuất trong khu dân cư.

Trong khi đó, hầu hết các công ty, xưởng sản xuất đang hoạt động tại CCN đều từ địa phương khác chuyển đến. Điều này dẫn đến thực trạng oái oăm là trong khi các hộ dân không thể chuyển ra CCN làng nghề tiếp tục gây ô nhiễm tại khu vực dân cư thì bản thân CCN cũng gây ra những bức xúc cho người dân về ô nhiễm.

Vài năm trở lại đây, nhiều tỉnh, thành phố đã tiến hành xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề với mục đích đưa các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư, “tập trung lại một chỗ để dễ xử lý”. Tuy nhiên, trên thực tế, các CCN làng nghề lại đang biến thành khu vực giãn dân và mở rộng vùng ô nhiễm.đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Ông Trần Thế Loãn, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát Ô nhiễm, Tổng Cục môi trường thừa nhận, tại hầu hết CCN làng nghề, UBND cấp huyện hoặc cấp xã được giao làm chủ đầu tư, nhưng cơ sở hạ tầng mới chỉ dừng lại ở việc cấp điện, hệ thống đường giao thông nội bộ đơn giản... mà không có các hạng mục, công trình về bảo vệ môi trường. "Mô hình CCN thành lập mà không xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường, không quy định quản lý chặt chẽ ngay từ đầu đang và sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hàng đầu trong vài năm tới”
Tìm kiếm một giải pháp tổng thể để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm nguồn nước nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung tại các làng nghề trên địa bàn Hà Nội đang là vấn đề khiến các nhà khoa học cũng như các cơ quan quản lý trăn trở.

GS Đặng Kim Chi cho rằng, các giải pháp xử lý cần phải căn cứ vào đặc thù công nghệ, đặc điểm sản phẩm của làng nghề. “Làng nghề bún, bánh thì nước thải khác làng nghề tái chế nhựa, tái chế kim loại, hay tái chế giấy đồng thời cũng khác làng nghề dệt nhuộm. Do vậy, việc áp dụng công nghệ chung để xử lý môi trường làng nghề là không khả thi mà phải phụ thuộc vào đặc thù riêng của chất thải sinh ra do hoạt động sản xuất của làng nghề ấy”,

Một trong những vấn đề quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp xử lý nguồn nước thải của các làng nghề chính là phải tìm được những công nghệ thật đơn giản, tốn ít đầu tư, chi phí vận hành thấp và việc vận hành phải hết sức đơn giản. Những người dân làng nghề chủ yếu tận dụng thời gian và nhân lực nông nhàn, do vậy, để họ đầu tư vài tỉ đồng cho công nghệ xử lý nước thải chắc chắn là họ không chịu. Còn đối với những người công nhân có nguồn gốc nông dân mà bắt họ phải tìm hiểu những công nghệ phức tạp là rất khó khăn.

Ông Trần Thế Loãn lại cho rằng “Nhiều cơ sở thực chất là hoạt động sản xuất công nghiệp nhỏ trên địa bàn dân cư nông thôn, lợi dụng danh nghĩa làng nghề để trốn tránh các trách nhiệm về xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, sử dụng công nghệ và thiết bị lạc hậu tiêu tốn nhiều điện, nước...”. Do vậy, cần xem xét lại khái niệm “làng nghề” cũng như quy hoạch làng nghề, phân biệt rõ các loại hình cũng như quy mô làng nghề cần được bảo tồn và những loại hình cần phải loại bỏ khỏi khu dân cư để có biện pháp xử lý phù hợp
báo cáo giám sát môi trường định kỳ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét