Truy quét các đối tượng khai thác vàng trái phép tại Lào Cai

0 nhận xét

Ông Đỗ Văn Duy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Văn Bàn cho biết, từ ngày 24/5 đến 28/4, hàng trăm cán bộ, chiến sỹ công an của huyện Văn Bàn và Công ty cổ phần Khoáng sản 3 đã "đột kích" các mỏ vàng trái phép, truy quét các đối tượng khai thác vàng trái phép tại khu vực Mà Sa Phìn (xã Nậm Xây, Văn Bàn, Lào Cai) 

Tính đến sáng 29/5, lực lượng chức năng đã cưỡng chế tháo dỡ hầu hết các lán trại của các lò khai thác vàng trái phép, thu hồi một lượng lớn máy móc của các đối tượng bỏ lại, yêu cầu các đối tượng khai thác vàng trái phép ra khỏi khu vực Mà Sa Phìn. Tại thời điểm đó có tới 300 lao động đang làm việc tại hơn 20 lò. 

Lao cai truy quet cac doi tuong khai thac vang trai phep


Trước đó, Ủy ban Nhân dân huyện và chính quyền địa phương đã tổ chức tuyên truyền, vận động các đối tượng này tự giác tháo dỡ lán trại, ngừng việc khai thác và vận chuyển máy móc, dây chuyền khai thác vàng thủ công ra khỏi khu vực Mà Sa Phìn, thông tin đến người dân về việc khu vực Mà Sa Phìn đã được các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản quy hoạch thăm dò và khai thác. 

Hiện gần 100 cán bộ, chiến sỹ công an huyện Văn Bàn và Công ty cổ phần Khoáng sản 3 vẫn đang bám sát hiện trường điểm khai thác vàng trái phép đề phòng trường hợp các đối tượng quay trở lại cũng như tuyên truyền để người dân hiểu việc khai thác vàng là vi phạm pháp luật, đồng thời cũng không đảm bảo về bảo hộ lao động, nguy hiểm tính mạng công nhân

Cuối năm 2014, Công ty cổ phần Khoáng sản 3 sẽ tổ chức khai thác vàng tại khu vực Mà Sa Phìn ngay khi có giấy phép của Bộ TN & MT

Bất cập trong xử lý vi phạm pháp luật về môi trường

0 nhận xét

Trung tâm Con người và Thiên nhiên vừa tổ chức Chương trình Nhịp cầu báo chí số 7 với chủ đề “Bất cập trong xử lý vi phạm pháp luật về môi trường và tăng cường quản trị bảo vệ môi trường”, nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu chính sách trong lĩnh vực moi truong với các cơ quan báo chí.
Luật sư Triệu Hạnh Hiển, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang cho biết : Ngay trong tổ chức hoạt động thanh tra bảo vệ môi trường cũng đã có vấn đề. Thanh tra Bộ TN & MT với thanh tra Tổng cục Môi trường cùng hoạt động song song nên hiệu quả bị hạn chế. Còn Thanh tra Bộ và thanh tra Tổng cục Môi trường, Cảnh sát Môi trường và thanh tra Môi trường địa phương… hoạt động trùng chéo, gây phiền hà không đáng có cho các cơ sở.

Riêng tại khoản 1, Điều 176 về thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường, ông Hiển băn khoăn: “Liệu đây có phải là thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước về môi trường không? Có thanh tra hoạt động thanh tra không hay chỉ là thanh tra việc thực hiện của người dân và doanh nghiệp?”. Ngoài ra, cần có quy định cụ thể về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường.
Bộ TN & MT ít thanh tra hành chính, thanh tra công tác thanh tra bảo vệ môi trường tại các địa phương, dẫn đến tình trạng có địa phương rất lung túng, ít làm, làm không sâu, không hiệu quả; Bộ không nắm chắc, quản lý chặt, ít hướng dẫn được địa phương
Do vậy nên thiết kế bố cục Điều 176 Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường 2014 như Điều 126, Luật Bảo vệ môi trường hiện hành và bổ sung thêm chức năng của Chủ tịch UBND cấp huyện; thiết kế thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ yếu thanh tra công tác quản lý nhà nước về môi trường, chỉ thanh tra doanh nghiệp đặc biệt như liên tỉnh, có nhiều vấn đề phức tạp.
Tại Điều 177, Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường 2014 vẫn giữ nguyên Điều 127 của Luật Bảo vệ môi trường 2005, nên vẫn còn hạn chế vì chưa rõ ràng, bỏ ngỏ về cơ chế thi hành, cầu toàn về mọi mặt. Đặc biệt là về quy chuẩn môi trường dẫn đến bất khả thi và có khả năng nảy sinh tiêu cực.
Vậy hướng xử lý khắc phục ở đây là gì ?
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN & MT nhận xét: Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường cần bổ sung thêm các quy định như tạo cơ chế cụ thể để thực hiện công khai và minh bạch hệ thống thông tin về môi trường; để người dân thực hiện quyền giám sát đối với các quyết định của cơ quan nhà nước có thầm quyền và đối với quá trình thực thi pháp luật; tạo trình tự, thủ tục cụ thể để người dân tham gia vào Đánh giá môi trường chiến lược , Danh gia tac dong moi truong (ĐTM). Có quy định cụ thể về thực hiện trách nhiệm giải trình của cán bộ quản lý; xây dựng và vận hành hệ thống giám sát và đánh giá quốc gia về môi trường...

Hoàn thiện cơ chế quy định xử lý vi phạm môi trường

0 nhận xét

Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM vừa có cuộc họp với các đơn vị chức năng liên quan đến vấn đề gỡ khó cho hoạt động xử lý hành vi vi phạm môi trường. Tại cuộc họp này, nhiều cơ quan chức năng cho rằng nghị định về xử phạt moi truong còn nhiều bất cập, gây hạn chế đáng kể đến hiệu quả thanh, kiểm tra và xử lý những trường hợp vi phạm.



 Nhiều đại diện các quận, huyện trên địa bàn TPHCM bức xúc, hiện nay trong nghị định xử phạt hành vi vi phạm môi trường mới có quy định trách nhiệm của cá nhân và doanh nghiệp vi phạm. Thế nhưng, trường hợp vi phạm là cơ sở sản xuất nhỏ, rất nhỏ thì áp dụng điều khoản phạt cho đối tượng nào, bởi họ vừa là cá nhân, vừa là doanh nghiệp. Quy định ngưng cấp phép cam ket bao ve moi truong, đánh giá tác động môi trường trong thời gian qua đã hạn chế đáng kể điều kiện được kinh doanh, sản xuất theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp

Đại diện UBND quận 1 cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp tại đây hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, kinh doanh ngành nghề nhà hàng khách sạn đều không có cam kết môi trường cũng như đánh giá tác động môi trường. Nếu thực hiện kiểm tra xử phạt những doanh nghiệp không có cam kết bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường thì chắc phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn quận đều đóng cửa
Ngoài ra, những doanh nghiệp nào chưa có cam kết bảo vệ môi trường, danh gia tac dong moi truong , nếu muốn đăng ký cấp phép phải bị phạt thật nặng, mới được làm thủ tục cấp phép là quy định chưa hợp lý.
Ở quận Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú và huyện Bình Chánh, hiện có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư nhưng việc thanh kiểm tra, xử lý gặp vô vàn khó khăn, nhất là các cơ sở hộ gia đình. Dù bị các cơ quan chức năng xử phạt nhưng họ vẫn tái phạm vì không có biện pháp khắc phục. Nhiều hộ gia đình còn đổi tên cơ sở, thậm chí  bỏ luôn tên cơ sở hoặc bảng hiệu kinh doanh. Thậm chí có những trường hợp hơn 1 năm vẫn chưa nộp phạt nhưng quận vẫn phải làm ngơ vì không biết xử lý thế nào
Hiện UBND TP Hồ Chí Minh đã có chủ trương tiếp tục di dời các doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm nằm trong khu dân cư. UBND các quận đang thực hiện rà soát, lập danh sách để trình UBND TP có chính sách hỗ trợ.
Bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, cho biết, có thể linh hoạt xử lý những hành vi vi phạm môi trường. Nếu không bảo đảm được an toàn môi trường thì chắc chắn sẽ bị điều chỉnh theo luật định. Cơ sở kinh doanh hộ cá thể, có thể áp dụng những quy định xử phạt dành cho đối tượng là cá nhân. Việc đăng ký cam kết bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường thì thực sự là cần thiết, nhất là với những doanh nghiệp chuẩn bị đầu tư sản xuất, kinh doanh.


Hiện nay mức xử phạt tăng lên rất cao. Tối đa có thể phạt tiền tới 2 tỷ đồng/hành vi vi phạm. Đây được xem là mức đủ sức răn đe doanh nghiệp nào cố tình vi phạm môi trường. Mức phạt tiền này còn kèm theo những hình thức phạt bổ sung rất khắc nghiệt như buộc nộp lại toàn bộ lợi nhuận thu được do hành vi vi phạm môi trường; buộc tái lập hiện trạng môi trường trước khi bị gây ô nhiễm, bị truy thu phí bảo vệ môi trường đối với những trường hợp vi phạm xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép, buộc truy thu phí trưng cầu giám định và phân tích mẫu vi phạm.
Ngoài ra, thu thêm lãi suất nộp chậm là 0,05%/ngày nộp chậm đối với những doanh nghiệp cố tình nộp phạt không đúng quy định
Tính dến nay, Quy định xử lý hành vi vi phạm môi trường đã khá hoàn thiện và chặt chẽ, đủ để răn đe các doanh nghiệp trước những ý đồ vi phạm. Các cơ quan chức năng sẽ tăng cường thanh kiểm tra, kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình vi phạm để trả lại môi trường sống an toàn cho người dân

Xem thêm : http://www.congtymoitruong.vn/ttsk/tt-moi-truong/859-hoan-thien-co-the-quy-dinh-xu-ly-vi-pham-moi-truong.html

Kênh Nhiêu Lộc cá chết dày đặc, gom vớt không xuể

0 nhận xét

Một người dân nhà ở P. Đa Kao (Q.1), cho biết sáng sớm ông ra bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đoạn cầu Điện Biên Phủ (Q.1, TP.HCM )tập thể dục thì thấy cá nổi lên quá nhiều, một vài con cá nhỏ chết bị nước cuốn đi. “Cá nổi lên từng đàn như vậy có phải do nguồn nước bị ô nhiễm?”

kenh-nhieu-loc-ca-chet-day-dac-gom-vot-khong-xue

Theo quan sát, có nhiều đàn cá di chuyển lờ đờ, chậm chạp trên mặt nước ,nhiều loại cá như rô phi, chép kích cỡ từ hai ngón tay đến bàn tay bị chết. Trong đó có nhiều con đã trương sình, bốc mùi hôi. moi truong xanh

Ghi nhận sáng 21.5, cá nổi lên đớp nước khá nhiều. Nhiều xác cá vướng vào bèo, bốc mùi hôi thối, nhất là đoạn từ cầu Trần Khánh Dư đến cầu Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận).
Dù đã được thu gom những ngày qua nhưng hàng ngàn xác cá vẫn đang trôi khắp rải rác trên tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè với chiều dài hơn 8 km và phân hủy gây mùi hôi, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân quanh khu vực.


Đa số xác cá trôi lẫn vào rác thải và bị kẹt lại tại gầm những cây cầu bắc qua kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Do đó, mùi hôi từ xác cá phân hủy bao trùm các khu vực này khiến người dân và người tham gia giao thông rất khó chịu.

Mỗi cửa cống hở của kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, số lượng cá chết dày đặc cũng ùn ứ làm mùi hôi bốc lên mặt đường.
Theo người dân, trước đợt cá chết bất thường này thì cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bơi thành từng đàn có số lượng từ 50 đến hàng trăm con. Nhưng hiện nay, số lượng đàn cá ít hẳn và bơi theo từng đàn chưa đến 30 con, chủ yếu là cá nhỏ.

Những chú cá còn sống sót thì tranh nhau ăn xác những con cá đang phân hủy trôi dạt trên kênh, thậm chí ăn luôn các loại rác thải nguy hại như bao bì, đồ nhựa bị quăng xuống kênh.
Ông Trần Đình Vĩnh, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM, cho biết: “Nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt là do những cơn mưa lớn đầu mùa làm cho nước thải từ các cống thải ồ ạt đổ ra kênh, chất lượng nước không tốt làm cho cá bị sốc, chết nhiều”.


Ngoài ra, việc đang thi công hai cây cầu bắc ngang kênh là cầu Bông và cầu Lê Văn Sỹ khiến dòng nước thay đổi, cộng với rác thải người dân vứt xuống khiến nguồn nước ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết vừa qua.cong trinh xu ly nuoc thai
Cá chết hàng loạt khiến số lượng cá còn lại trong kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sụt giảm nhanh chóng nhưng hàng ngày vẫn có hàng trăm người mang cần câu đến kênh câu cá

Công ty QL Việt Nam Agroresources bị phạt 274 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

0 nhận xét

Ngày 20/5, Ông Huỳnh Văn Quang  Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh ký quyết định xử phạt 274 triệu đồng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn QL Việt Nam Agroresources (Malaysia) có trụ sở tại xã Mỏ Công (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) vì không lập báo cáo danh gia tac dong moi truong khi đưa vào hoạt động theo quy định.
Trong hai ngày 25 và 31/3, Sở đã kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với trang trại chăn nuôi gà của công ty trên theo tờ trình đề nghị xử phạt của Sở Tài nguyên và Môi trường Tây Ninh
cong-ty-ql-viet-nam-agroresources-bi-phat-274-trieu-dong-vi-gay-o-nhiem-moi-truong
cong-ty-ql-viet-nam-agroresources-bi-phat-274-trieu-dong-vi-gay-o-nhiem-moi-truong

Theo kết quả kiểm tra, công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống xu ly nuoc thai , khí thải nhưng không lập hồ sơ đề nghị ngành chức năng kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ vận hành và gửi cơ quan chức năng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để được kiểm tra, xác nhận trước khi đưa dự án vào hoạt động.
Công ty có xây dựng ba kho chứa phân gà, có mái che, tường bao quanh nhưng chưa che chắn kín. Một khối lượng lớn phân gà còn để ngoài trời, mùi hôi thối phát tán ra môi trường.

TP HCM giám sát chặt chẽ chất lượng nước từ các nguồn thải

0 nhận xét

TP HCM đã và đang triển khai nhiều giải pháp quản lý, giám sát chặt chẽ chất lượng nước từ các nguồn thải khi mà trình trạng ô nhiễm nguồn nước trên các sông, kênh rạch chưa được giải quyết triệt để
Theo thống kê, hiện thành phố chỉ có khoảng 1140 trong tổng số 3300 nguồn thải từ các cơ sở sản xuất, thương mại dịch vụ trên địa bàn có hệ thống xử lý môi trường đạt quy chuẩn môi trường (chiếm 35%).
Sở TN & MT vừa công bố kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước, theo đó, nguồn nước tại hệ thống kênh rạch ở TP.HCM đang trong tình trạng ô nhiễm nặng nề, và càng đậm đặc hơn khi thủy triều thấp. Các thành phần như BOD5, COD, chỉ tiêu vi sinh, hàm lượng chất lơ lửng (SS), kim loại nặng... đều vượt tiêu chuẩn từ vài chục đến cả ngàn lần cho phép
Nguồn thải ô nhiễm đang là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm chất lượng nguồn nước kênh rạch nội thành; làm suy giảm chất lượng nguồn nước sông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cấp nước phục vụ sinh hoạt của người dân thành phố.
kiem-soat-chat-che-luong-nuoc-thai-tai-tp-ho-chi-minh

Nguyên nhân của hiện trạng nước thải ô nhiễm đáng lo ngại trên là do các doanh nghiệp vẫn chưa tự giác chấp hành tốt Luật Bảo vệ môi trường bởi mức thu phí đối với nước thải còn thấp, chưa thúc đẩy các doanh nghiệp xây dựng cong trinh xu ly nuoc thai đạt tiêu chuẩn.  Ngoài ra, các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về nộp phí bảo vệ môi trường chưa đầy đủ nên nhiều doanh nghiệp không thực hiện kê khai nộp phí, kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền phí phải nộp, chậm nộp phí, trốn nộp phí bảo vệ môi trường.
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nước sinh hoạt, UBND TP.HCM đã ban hành quy định mới về phân vùng xả thải và tiêu chuẩn nước thải, bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng nước thải trước khi xả thải ra môi trường. Nâng cao tiêu chuẩn xu ly nuoc thai san xuat
Theo đó, nước thải tại các khu vực hồ Kỳ Hòa, Đầm Sen, hồ trong công viên Hoàng Văn Thụ, các ao hồ khác trên địa bàn TP.HCM và nhiều đoạn trên sông Sài Gòn và sông Đồng Nai phải đạt quy chuẩn loại A, đòi hỏi nước thải trước khi đổ ra môi trường phải được xử lý cẩn thận để loại bỏ các chất gây hại.

kiem-soat-chat-che-luong-nuoc-thai-tai-tp-ho-chi-minh

UBND thành phố cũng quy định phân vùng các nguồn xả thải đối với 97 tuyến sông, suối, kênh rạch nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng đối với nguồn cấp nước sạch cho người dân.
Đối với 14 tuyến kênh rạch khu vực trung tâm Thành phố như Kênh 19/5, Tham Lương, Nước Đen, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Văn Thánh, Tàu Hủ, Bến Nghé … nguồn nước thải phải đạt quy chuẩn loại B theo quy định.
Một số giải pháp đã được sở TN & MT đề ra nhằm đạt mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường đến năm 2015 – 2020 như sau : Cho doanh nghiệp vay vốn không lãi suất trong thời gian dài để đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải; điều tra toàn diện và kiểm soát các nguồn thải có lưu lượng nước thải từ 10m3/ngày đêm trở lên; cập nhật dữ liệu nguồn thải lên bản đồ GIS nhằm phục vụ cho công tác quản lý, giám sát thường xuyên các nguồn thải và kiểm soát các nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm.
Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng của TP.HCM sẽ tiếp tục tăng cường giám sát chặt hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, có biện pháp xử lý mạnh như niêm phong công đoạn sản xuất gây ô nhiễm, đình chỉ sản xuất, buộc di dời đối với cơ sở tái phạm nhiều lần, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đối với các nguồn thải có lưu lượng nước thải trên 1.000m3/ngày đêm, bắt buộc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động từ năm 2015, để kết nối vào hệ thống quan trắc, giám sát kịp thời.

Tiền Giang ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong giải quyết ô nhiễm môi trường

0 nhận xét

Hiện nay, Tiền Giang ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong giải quyết ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gia súc, ô nhiễm nguồn nước và một số tác nhân gây ô nhiễm khác trong quá trình sản xuất tại các doanh nghiệp trong và ngoài các khu – cụm công nghiệp trên địa bàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Sở TN&MT tỉnh Tiền Giang cho biết, các ngành chức năng đã chuyển giao công nghệ sử dụng hầm Biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi gia súc, vừa tạo nguồn chất đốt rẻ tiền, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả chăn nuôi vừa bảo vệ tốt môi trường sống. Bên cạnh đó, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh Tiền Giang cũng đưa vào cung ứng rộng rãi chế phẩm EM trong xử lý chất thải chăn nuôi, môi trường bãi rác, môi trường nước nuôi trồng thủy sản...giúp nghề nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.

ung-dung-cong-nghe-sinh-hoc-trong-giai-quyet-o-nhiem-moi-truong
Chỉ riêng trên lĩnh vực chăn nuôi, thông qua Dự án Khí sinh học, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng được 1.743 hầm biogas từ nguồn vốn của Dự án QSEP, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng được nguồn khí sinh học trong sinh hoạt gia đình và tạo bùn thải để làm phân bón sinh học bón cho cây trồng rất tốt. xu ly khi thai
ung-dung-cong-nghe-sinh-hoc-trong-giai-quyet-o-nhiem-moi-truong
Việc xử lý sinh học bằng biện pháp sử dụng bùn hoạt tính áp dụng rộng rãi tại các hệ thống cong trinh xu ly nuoc thai trong các khu công nghiệp đã đạt kết quả tốt, xử lý triệt để các tác nhân ô nhiễm, xử lý nguồn nước thải nồng độ cao... Theo thống, có khoảng 100 hệ thống xử lý nước thải khác của các doanh nghiệp đều ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải trên cơ sở biện pháp hóa lý kết hợp vi sinh vật hữu hiệu, góp phần khắc phục ô nhiễm và bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất theo qui định của pháp luật, đồng thời tiết kiệm được kinh phí xử lý nước thải bởi các biện pháp sinh học thường thấp hơn chi phí cho các biện pháp xử lý khác.
ung-dung-cong-nghe-sinh-hoc-trong-giai-quyet-o-nhiem-moi-truong
Sắp tới, Tiền Giang sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm các đề tài khoa học trọng tâm: Xây dựng mô hình kết hợp Công nghệ sinh học – Công nghệ sinh thái xu ly nuoc thai chăn nuôi gia súc và nước thải sản xuất bánh hủ tíu trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu sử dụng bùn thải sinh học từ nhà máy bia để sản xuất phân hữu cơ vi sinh và phân bón lá... nhằm nỗ lực đưa công nghệ sinh học phục vụ tốt cho đời sống.

Cá mè "khủng" trôi về TP HCM, xuyệt điện bắt hết

0 nhận xét

Người dân khu vực kênh Đông (xã Tân Thông Hội, H. Củ Chi, TP.HCM) bất ngờ khi thấy nhiều chú cá nặng hàng chục kg bơi lội trên kênh. Bà con cho biêt, bình thường kênh Đông rất ít cá, nhưng mấy ngày hôm nay lại có rất nhiều cá to bơi ở đây. Nhiều người đã dùng vợt, lưới, xuyệt điện để bắt cá. Đa phần cá bắt được là loại cá mè.

ca-me-khung-troi-ve-kenh-dong-tphcm-xuyet-dien-bat-het-khong-tha

Theo họ, mỗi khi hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) xả nước thì cá lại theo dòng đi về đây. Nhiều con cá to nặng hơn 20kg, số còn lại từ 5-15kg. Kết quả bao cao giam sat thu được


Tuy nhiên, người dân dùng xuyệt điện đánh bắt cá là không nên, bởi đây là hình thức khai thác phản khoa học có tác hại lâu dài, phá hủy sinh cảnh, gây ô nhiễm môi trường sống của các loại thủy sản.

Theo nghị định số 128/2005/NĐ-CP năm 2008 của Chính phủ, việc dùng xuyệt điện đánh bắt thủy sản sẽ bị tịch thu theo qui định. theo De an moi truong

Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia

0 nhận xét

Ngày 16/5, tại Hà Nội, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (Bộ TN&MT) tổ chức cuộc họp lần thứ 3 của Ủy ban điều phối Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia nhằm báo cáo tiến độ và kế hoạch triển khai. de an bao ve moi truong
Thông qua cuộc họp lần này, hai bên cùng thảo luận và thống nhất cơ chế phối hợp giữa Bộ, ngành liên quan trong giai đoạn hoàn thiện dự án, giai đoạn tiếp nhận, vận hành và cập nhật hệ thống CSDL đa dạng sinh học quốc gia nhằm phát huy hiệu quả cao nhất của dự án sau khi kết thúc. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến cho biết, từ năm 2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia” do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA tài trợ.

xay-dung-co-so-du-lieu-da-dang-sinh-hoc-quoc-gia
Tiến sỹ Phạm Anh Cường, Phó Giám đốc Dự án nhấn mạnh, Dự án được triển khai với mục tiêu xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất, đồng bộ về đa dạng sinh học quốc gia (NBDS) đáp ứng các yêu cầu trong quản lý Nhà nước trên phạm vi toàn quốc và thực hiện thí điểm tại tỉnh Nam Định.
Các sản phẩm chính bao gồm cấu trúc cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia; Đề án phát triển cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia; Phát triển các bộ chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học quốc gia và thí điểm tại Vườn quốc gia Xuân Thủy; Xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan khác trong việc quản lý, chia sẻ khai thác và sử dụng thông tin; Hướng dẫn quan trắc đất ngập nước.
Trong thời gian tới từ tháng 5/2014 tới tháng 1/2015, Dự án sẽ tiếp tục xây dựng đề án tổng thể của NBDS, đồng thời có sự kết hợp với các Dự thảo sản phẩm kiến trúc hệ thống văn bản pháp lý; Tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật điều tra kết hợp quan trắc tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy; Thảo luận về chức năng quản lý đa dạng sinh học trong kiến trúc hệ thống của NBDS, tổ chức hội thảo giới thiệu NBDS...
Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia sau khi hoàn thành sẽ góp phần tích cực hỗ trợ cho công tác quản lý Nhà nước, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đa dạng sinh học./.

Mỹ dạy Trung Quốc bài học ứng xử trên Biển Đông

0 nhận xét

Đài tiếng nói Nga cho rằng Mỹ đứng về phía Việt Nam trong cuộc xung đột đang diễn ra với Trung Quốc trên Biển Đông.
Washington gọi việc Trung Quốc lắp đặt giàn khoan dầu khí ở vùng biển tranh chấp là "sự khiêu khích và hành vi nguy hiểm" và gọi ý định của của Trung Quốc dùng tàu quân sự và máy bay để đẩy tàu Hải quân và tàu Cảnh sát biển Việt Nam ra khỏi khu vực xảy ra sự cố là “áp lực có hại cho an ninh trong khu vực". Tin Bao cao giam sat
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh gọi bài học mà Mỹ dạy cho Trung Quốc về cách ứng xử biển Đông là sự can thiệp “bất hợp pháp và vô trách nhiệm”.Trong khi đó, Nhà ngoại giao Trung Quốc cho rằng việc lắp đặt một giàn khoan ở Biển Đông không liên quan đến Việt Nam và đặc biệt là Hoa Kỳ. Hành động của Trung Quốc là hợp pháp vì tiến hành trong lãnh hải của họ.
my-day-trung-quoc-bai-hoc-ung-xu-tren-bien-dong
Về phần mình, VIệt Nam khẳng định rằng dàn khoan dầu của Trung Quốc đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cả 2 đều huy động xung quanh dàn khoan 1 số lượng tàu rất lớn
Bắc Kinh không xác nhận sự kiện tàu Trung Quốc đã va chạm tàu Việt Nam. Trong khi đó Hà Nội và các cơ quan thông tấn phương Tây đưa tin rằng tàu Trung Quốc cố tình đâm vào và phun vòi rồng chống tàu chiến Việt Nam làm sáu thủy thủ Việt Nam bị thương,gây hư hỏng nghiêm trọng.
my-day-trung-quoc-bai-hoc-ung-xu-tren-bien-dong
 Giáo sư Yevgeny Kataev ở tổ bộ môn Chính sách thế giới của trường Kinh tế Cao cấp cho rằng Washington đang gia tăng áp lực chính trị đối với Bắc Kinh là điều có thể dự đoán.
Theo ông Evgeni Kanaev, vấn đề Biển Đông trong mối quan hệ Trung-Mỹ sẽ tiếp tục phát triển: “Hoa Kỳ và các đồng minh coi Nam Thái Bình Dương là khu vực ảnh hưởng và kiểm soát của mình. Đồng thời Biển Đông nằm ở trung tâm của khu vực này. Bắc Kinh coi các đợt diễn tập địa chính trị là nỗ lực mới để Trung Quốc bành trướng lãnh thổ, để phát triển chiến lược chống lại những gì trái với lợi ích của nó, trái với sự trỗi dậy của Trung Quốc ra thế giới. Do đó, Biển Đông sẽ vẫn là nguồn xung đột Mỹ- Trung Quốc ở châu Á. Và nhiều khả năng mức độ nghiêm trọng của vấn đề này sẽ tiếp tục gia tăng".
Trong bối cảnh bất ổn khu vực do cuộc đụng độ lợi ích của Mỹ và Trung Quốc, các nước khác muốn có cơ chế an ninh hùng mạnh. Họ cần có các cơ chế dự phòng đó để không bị biến làm con tin trong xung đột Mỹ- Trung Quốc.
Công ty tu van moi truong Cao Nguyên Xanh sẽ cập nhật từng ngày môt cách nhanh nhất tin tức về tình hình trên Biển Đông để gửi tới bạn đọc

Việt Nam - Hoa Kỳ khởi động hệ thống xử lý ô nhiêm Dioxin

0 nhận xét

  Sáng 19-4, Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ Patrick Leahy cùng Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, đã đến dự lễ và nhấn nút chính thức đóng điện khởi động hệ thống xử lý nhiệt thuộc dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng.
Dự lễ còn có Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và đại diện lãnh đạo một số bộ ngành trung ương và chính quyền TP Đà Nẵng.
Đây là dự án do Chính phủ Hoa Kỳ viện trợ thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ với tổng kinh phí hơn 84 triệu USD để xử lý làm sạch 73.000m3 đất bùn ô nhiễm dioxin bằng công nghệ khử hấp thu nhiệt để loại bỏ nguy cơ phơi nhiễm dioxin cho cộng đồng dân cư và môi trường khu vực sân bay Đà Nẵng. Dự án được mở đầu bằng các hoạt động rà phá bom mìn của Quân chủng phòng không – không quân (Bộ Quốc phòng) vào ngày 17/6/2011 và chính thức khởi công và ngày 9/8/2012.


Đến nay dự án đã thực hiện xong nhiều hạng mục quan trọng. Cụ thể, dự án đã cơ bản hoàn thành việc rà phá bom mìn, xây dựng xong trạm biến áp 12.800 kVA cung cấp điện cho hệ thống khử hấp thu nhiệt và tiến hành các hoạt động quan trắc, giám sát thi công tại sân bay đúng kế hoạch.

Các nhà thầu của USAID đã xây dựng xong mố khử hấp thu nhiệt và cơ bản hoàn thành khối lượng đào xúc đất, bùn nhiễm dioxin giai đoạn 1 (khoảng 45.000 m3) và đưa vào trong mố khử hấp thu nhiệt, đang lắp đặt các thiết bị cuối cùng của hệ thống xử lý hơi, nước thải; đầu tháng 4 sẽ hoàn thành toàn bộ công tác chuẩn bị cho đóng điện vận hành cho mố khử hấp thu nhiệt. Công tác đào xúc giai đoạn 2 của dự án cũng sẽ được bắt đầu trong năm 2014 và hoạt động xử lý được thực hiện tiếp theo vào cuối năm 2015 đầu năm 2016.

Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam bày tỏ cảm ơn sâu sắc đến các Thượng nghị sĩ, đại sứ quán Hoa Kỳ đã quan tâm hỗ trợ và cùng với các cơ quan của Việt Nam để xử lý hậu quả sau chiến tranh, nhất là vấn đề xử lý chất độc Dioxin. Thượng tướng mong muốn, trong thời gian đến các Thượng nghị sĩ, đại sứ quan Hoa Kỳ sẽ có tiếng nói nhiều hơn nữa trong Quốc hội Hoa Kỳ để giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao hơn nữa quan hệ giữa hai nước.
Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ Patrick Leahy cũng đã nhấn mạnh trong phát biểu của mình: "Tôi nghĩ rằng dự án này cho thấy khả năng chúng ta có thể hợp tác cùng nhau để giải quyết hậu quả cuộc chiến tranh. Việc làm sạch ô nhiễm dioxin ở sân bay Đà Nẵng sẽ loại bỏ mối đe dọa đối với sức khỏe của người dân ở đây và tạo ra những cơ hội kinh tế.
Được biết, Đà Nẵng là một trong ba điểm nóng dioxin ở Việt Nam, hai điểm nóng còn lại là Biên Hòa và Phù Cát.

Đoàn công tác bộ TN&MT hướng về Biển đông

0 nhận xét

  Từ ngày 12/5 đến ngày 22/5, 25 đồng chí thuộc đoàn đại biểu của Bộ tài nguyên & môi trường do ông Trần Văn Khương, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ TN&MT) làm Trưởng đoàn sẽ đến thăm và tặng quà các chiến sĩ, nhân dân đang công tác tại đảo Trường Sa và nhà giàn DK1.
Nhân dịp này, Đoàn công tác của Bộ tài nguyên và môi trường sẽ tặng quà tại 9 điểm đảo, Nhà giàn với tổng số tiền quyên góp là 670 triệu đồng. Đoàn sẽ trao tặng 40 bộ máy tính cho tất các các điểm đảo, tặng quà cho 7 hộ dân là 3 triệu và quà/ hộ, tặng 10 triệu đồng và 1 bộ máy tính trị giá 13 triệu đồng cho Trạm Hải văn Trường Sa.
Tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Báo Tài nguyên & Moi truong sẽ trao tặng cho Trạm Khí tượng Thủy văn Trường Sa 01 tủ đông trị giá 5 triệu đồng.

doan-cong-tac-bo-tnamt-huong-ve-truong-sahuong-ve-bien-dong

Đây là chuyến thăm hết sức ý nghĩa nhằm chia sẻ, động viên quân, dân trên Đảo,  góp phần tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của cán bộ nhân viên đối với việc xây dựng, bảo vệ Trường Sa thân yêu, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Từ đầu năm đến nay đã có 11 đoàn đi thăm huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1. Đoàn số 11 lần này bao gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ TN&MT, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các tỉnh Tây Ninh, Long An, Lai Châu, Sơn La, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Cơ quan Kiểm tra Quân ủy Trung ương và Viện Nghiên cứu Trung Quốc
Toàn quân toàn dân hãy cùng nhau chung sức bảo vệ chủ quyền Việt Nam

Thiết bị sản xuất nguồn nước sạch từ không khí loãng

0 nhận xét

Công ty Water-Gen, Israel cùng với Lực lượng phòng vệ (IDF)  vừa phát triển thành công thiết bị sản xuất nước uống sạch GENius bằng cách làm lạnh không khí loãng và cô đặc hơi nước. ​Đây là thiết bị sản xuất nước sạch hiệu quả nhất từ trước đến nay cho mỗi kW điện năng tiêu thụ bằng cách làm lạnh không khí loãng. Hệ thống có thể sản xuất 200-800 lít nước uống mỗi ngày tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm với chi phí thấp.
Ngoài khả năng làm lạnh không khí và cô đặc hơi nước, GENius còn được trang bị hệ thống lọc nước di động, vận hành bằng pin, cho phép lọc nước trên đường đi. Ở bất kỳ nơi nào: hồ, sông, suối, nơi bị ô nhiễm chất thải, qua GENius đều cho ra sản phẩm nước uống đạt chất lượng.


Sản phẩm này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nước đang phát triển trong từng ứng dụng dân sự khác nhau, đặc biệt ở những khu vực có dân đông. Ví dụ tại Ấn Độ, người dân phải tốn 15 rupee (5.200 đồng) cho 1 lít nước đóng chai, nhưng với GENius, họ chỉ tốn 1,5 rupee/lít nước.
Nhu cầu nước sạch đang là nhu cầu thiết yêu hiện nay,theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 780 triệu người không có nước sạch sử dụng và 3,4 triệu trường hợp tử vong do các bệnh liên quan đến nước.
Trong tương lai, hệ thống GENius trở thành giải pháp cho nhiều cuộc khủng hoảng bệnh dịch liên quan đến vấn đề nước uống tại Haiti

Bắt quả tang nhà máy đường xả thải chưa xử lý ra rạch Tây Ninh

1 nhận xét

Trong chuyến kiểm tra đột xuất vào trưa 8/5, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường kết hợp với Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã bắt quả tang Nhà máy đường Biên Hòa - Tây Ninh đang xả thẳng nước thải chưa xử lý ra rạch Tây Ninh - con rạch chảy ra sông Vàm Cỏ Đông. Nước thải xả ra có màu đen kịt, mùi hôi khó chịu chảy ra cống dẫn thẳng ra rạch Tây Ninh, lưu lượng xả thải hơn 10m3/ngày đêm.


Cơ quan chức năng đã tiến hành lấy mẫu nước thải chưa qua xử lý tại đường cống xả ra rạch Tây Ninh phân tích, làm căn cứ để xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ moi truong xanh của Nhà máy đường Biên Hòa-Tây Ninh.
Nhà máy đường Biên Hòa-Tây Ninh có công suất hoạt động 3.500 tấn mía cây/ngày và lưu lượng nước thải cần phải xử lý gần 500m3/ngày đêm.
Làm việc với cơ quan công an, đại diện Nhà máy đường Biên Hòa-Tây Ninh cho biết do hệ thống xu ly nuoc thai quá tải nên ngày 5/5 hệ thống ao của nhà máy bị vỡ bờ bao tràn nước thải chưa xử lý ra môi trường.

Nhưng theo điều tra, chỗ xảy ra sự cố của đường dẫn nước thải ra môi trường có hệ thống lưu dẫn và cống được xây dựng kiên cố, không có dấu hiệu vỡ bờ bao. Chứng tỏ nhà máy đã cố tình xả thải. Đây cũng là nguyên nhân mà cá ở rạch Tây Ninh chết hàng loạt từ đầu năm đến nay.
Trước đó, vào khoảng tháng 3/2014, Công ty cổ phần đường Biên Hòa đã bị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh lập biên bản về hành vi xả thải khí đốt vượt quá quy định ra môi trường, đang chờ quyết định xử phạt

Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo từ rác thải đại dương

0 nhận xét

Rất nhiều sản phẩm tạo hình tuyệt vời đã được bàn tay nghệ sỹ tạo ta từ rác thải, góp phân tích cực vào việc tuyên truyền giữ gìn vệ sinh moi truong xanh

nhung-tac-pham-nghe-thuat-an-tuong-tu-rac-bien
Những”người tí hon “ từ găng tay cao su qua bàn tay khéo léo của người nghệ sỹ
Với chủ đề “Biển - Cá mập, Cá lớn và Nàng tiên cá làm từ rác trôi dạt vào bãi biển”, ba nghệ sĩ João Parrinha, Luis de Dios và Xandi Kreuzeder đã tạo ra các sản phẩm vô cùng đẹp mắt, những tác phẩm nghệ thuật mang hình ảnh các sinh vật biển, như cá mập hay nhiều loài cá lớn khác…từ những rác thải, phế liệu bị sóng đánh trôi vào bờ biển
Các tác phẩm độc đáo này đã được trưng bày ở một số nước châu Âu và gần đây là ở Peniche, Bồ Đào Nha. Chẳng ai nghĩ chúng được làm từ rác.
Các nghệ sĩ chia sẻ lúc bắt đầu họ chỉ đơn giản đi thu lượm rác, phao cứu sinh cũ tách ra khỏi tàu, mảnh kim loại từ tàu đắm, phế liệu cao su, những mảnh gỗ, nhựa nổi và vô số các chất không phân hủy khác. Nhưng rồi họ sớm phát hiện ra rằng mình có thể biến những đống rác khó coi này thành các tác phẩm nghệ thuật sinh động.
Nghệ sĩ Xandi Kreuzeder – tác giả ý tưởng nàng tiên cá với bộ quần áo sặc sỡ ngồi trên quả bóng làm từ lưới đánh cá đã bỏ đi - cho biết: “Sự sáng tạo nhằm làm nổi bật sự tương phản giữa một người đẹp đại dương huyền thoại với sự thật xấu xí ẩn dưới bề mặt của nó”.

Bằng cách chuyển những lốp xe bỏ đi, dây cáp điện, phụ tùng xe hơi và dải kim loại đen thành những sinh vật biển như cá mập với tạo hình sống động, kích thước hoàn chỉnh với răng và vây, các nghệ sĩ đã nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường đại dương.

nhung-tac-pham-nghe-thuat-an-tuong-tu-rac-bien
Chú cá mấp độc đáo này ra đời từ rác trôi dạt và những mảnh vỡ của cao su trên bãi biển Skeleton, Namibia123

nhung-tac-pham-nghe-thuat-an-tuong-tu-rac-bien
Chú cá khổng lồ sử dụng phế liệu kim loại gỉ sét - như nắp thiếc và đồ uống lon nén

nhung-tac-pham-nghe-thuat-an-tuong-tu-rac-bien
Một tác phẩm nghệ thuật công phu từ giày dép tái chế
nhung-tac-pham-nghe-thuat-an-tuong-tu-rac-bien
Một chú cá lạ mắt từ các loại phế thải

Bên cạnh những tác phẩm đẹp mắt thì cũng có những tạo hình rùng rợn như hộp sọ người. Hộp sọ khổng lồ được làm từ phế thải trên bờ biển Skeleton, Namibia
Cuộc triển lãm đã thu hút rất đông du khách. Bộ ba nghệ sĩ João Parrinha, Luis de Dios và Xandi Kreuzeder hi vọng những tác phẩm của mình sẽ góp phần truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường đại dương một cách hiệu quả nhất. Họ cũng tổ chức hội thảo ở những nơi có trẻ em và nhiều người quan tâm tới cách học làm tác phẩm nghệ thuật từ rác.

Cảnh giác với PCB

0 nhận xét

1. Đôi nét về PCB
PCB là một trong 22 nhóm chất hữu cơ khó phân hủy (POP) được quy định trong công ước Stockholm sẽ được dừng sử dụng vào năm 2020 và tiêu hủy an toàn vào năm 2028 tại Việt Nam. PCB là từ viết tắt của các chữ tiếng Anh Polychlorinated Biphenyls, là một nhóm hợp chất thơm của halogen được tạo thành khi thay thế từ 1 đến 10 nguyên tử hiđro trong phân tử biphenyl bằng các nguyên tử clo. PCB có 10 đồng đẳng và 209 cấu tử, trong đó 130 cấu tử được đưa vào sản xuất thương mại.
PCB là những hóa chất khó phân hủy, có thể tồn tại nhiều năm thậm chí hàng chục năm trước khi phân hủy thành dạng ít độc hơn. Đặc biệt chúng có thể bay hơi và phát tán đi xa theo không khí hoặc nước và tích lũy trong các mô mỡ động vật và dần dần đi vào cơ thể con người. cty moi truong

2. Cách thức PCB xâm nhập vào cơ thể con người
Theo Tiến sĩ Phạm Mạnh Hoài - Quản đốc Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam: “Người dân có nguy cơ phơi nhiễm PCB cao nhất thông qua con đường tiêu hóa, cụ thể là thức ăn. Rất có thể các loài cá sẽ có PCB và chúng tích tụ ở trong các mô mỡ. Khả năng phơi nhiễm PCB do tiếp xúc với trầm tích và đất được đánh giá ở mức trung bình. Khả năng phơi nhiễm PCB từ không khí, nước, nước uống là thấp. Người lao động tại các cơ sở có sử dụng thiết bị, vật liệu có PCB còn có nguy cơ phơi nhiễm PCB khi tiếp xúc qua da và đường hô hấp”.
canh-giac-voi-pcb
Hiện nay, trên thế giới chưa có ngưỡng tiếp nhận đối với tổng các chất PCB ở cấp độ toàn cầu đối với con người. Tuy nhiên, tại Canada, quốc gia đã có nhiều nghiên cứu và chương trình khắc phục ô nhiễm do PCB, ngưỡng tiếp nhận hàng ngày ở mức chấp nhận được đối với tổng các chất PCB là 1.000 ng/kg/ngày.

3. Ảnh hưởng của PCB lên sức khỏe con người
PCB rất nguy hiểm nhưng rất khó loại bỏ chúng vì PCB không dễ bị phát hiện. Phơi nhiễm PCB không gây ra các biểu hiện xấu đến sinh vật hay sức khỏe con người ngay tại thời điểm tiếp xúc. Tuy nhiên, khi PCB được tích tụ trong cơ thể đến một ngưỡng nhất định mới phát sinh các triệu chứng có thể nhận biết.
canh-giac-voi-pcb
PCB có thể gây ra các ảnh hưởng cấp tính và mãn tính đối với sức khỏe. Trong trường hợp cấp tính, cơ quan đầu tiên bị PCB gây tổn thương là gan. PCB gây thương tổn cấp tính như nổi mụn, cháy da và bỏng mắt. Với trường hợp mãn tính, PCB có thể tồn tại lâu dài trong mô mỡ và tích lũy trong cơ thể, gây tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe như ung thư, tác động đến hệ nội tiết (rối loạn nội tiết) và phát triển của trẻ nhỏ (ảnh hưởng đến hệ thần kinh, chỉ số IQ).
Việc phơi nhiễm PCB có thể gây ra các bệnh liên quan tới hệ thần kinh như tê liệt, đau đầu, run rẩy chân tay. Phơi nhiễm PCB có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của con người, làm giảm khả năng sinh sản của nữ giới và giảm số lượng tinh trùng ở nam giới
4. Biện pháp phòng ngừa phơi nhiễm PCB
Trong cộng đồng, người dân phải cảnh giác với các sản phẩm có hàm lượng mỡ cao như cá, trứng, sữa, gia cầm, thịt mỡ không rõ nguồn gốc và hạn chế sử dụng các sản phẩm này cũng như loại bỏ da, chất béo khi chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc; đặc biệt không ăn các loài động, thực vật được nuôi trồng hoặc đánh bắt tại các vùng được xác định là ô nhiễm PCB.
Khi tiếp xúc với các loại vật liệu cũ như: chấn lưu điện tử, bóng đèn huỳnh quang, giấy than không cacbon, sơn chống cháy, giấy hắc ín… người dân cũng cần sử dụng bảo hộ lao động cần thiết như đi găng tay cao su…
Cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với dầu thải không rõ nguồn gốc hoặc bùn, đất, trầm tích và nước xung quanh khu vực chôn lấp, khu xử lý chất thải nguy hại, khu công nghiệp, hạ nguồn sông cũng như tránh sinh sống gần các khu vực đốt chất thải, bởi đây cũng là nơi có nguy cơ ô nhiễm PCB cao.

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản - chi tiết

3 nhận xét

De an bao ve moi truong

Các Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến thời điểm ngày 05 tháng 6 năm 2011 đã đi vào hoạt động nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, giấy đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường thì ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, phải thực hiện một trong hai biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm sau , trước ngày 31 tháng 12 năm 2014
a) Lập de an bao ve moi truong chi tiet đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP để thẩm định, phê duyệt;
b) Lập de an bao ve moi truong don gian đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP để đăng ký”.

http://lapduan.vn/de-an-bao-ve-moi-truong

De an moi truong

2. Hồ sơ gồm
a) Một (01) văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt  theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư 01/2012/TT-BTNMT.
b) Năm (05) bản đề án bảo vệ môi trường chi tiết được đóng thành quyển, có bìa và trang phụ bìa theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 Thông tư 01/2012/TT-BTNMT.và một (01) bản được ghi trên đĩa CD;
3. Cơ quan nộp phê duyệt
  • Đối với Cơ sở lập de an moi truong chi tiet nộp Sở Tài nguyên Môi trường.
  • Đối với Cơ sở lập de an moi truong don gian nộp Phòng Tài nguyên Môi trường huyện.
  • Đối với các Cơ sở nằm trong khu Công nghiệp tại TP.HCM nộp HepZa.

Chính phủ hỗ trợ dự án phát điện sử dụng chất thải rắn

0 nhận xét

  Thủ tướng chính phủ vừa ban hành quyết đinh về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt Nam.Theo đó, các dự án sẽ được ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, đất đai, hỗ trợ giá điện
Cụ thể, nhà đầu tư được huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn theo quy định của pháp luật hiện hành. Cong ty tu van moi truong
Các được hưởng các ưu đãi về tín dụng đầu tư theo các quy định pháp luật hiện hành về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án( hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) dich vu moi truong
Đồng thời, các dự án trên và công trình đường dây và trạm biến áp để đấu nối với lưới điện quốc gia được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư.
co-che-ho-tro-du-an-phat-dien-su-dung-chat-thai-ran
Căn cứ vào quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí đủ quỹ đất để chủ đầu tư thực hiện các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn. Việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai.
Ngoài ra, các dự án trên còn được hỗ trợ giá điện đối với dự án sử dụng chất thải rắn. Cụ thể, bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn với giá mua điện tại điểm giao nhận điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn áp dụng giá bán điện nêu trên không được áp dụng cơ chế hỗ trợ giá cho sản lượng điện của dự án theo các quy định hiện hành khác; giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD.
Thực tế tại Việt Nam, khả năng phát triển thủy điện lớn không còn, thủy điện nhỏ diện tích chiếm đất, rừng nhiều và tác động tới môi trường. Các nguồn năng lượng gió, mặt trời, sinh khối từ bã mía, trấu… lại có chi phí đầu tư cao.Trong khi rác là nguồn nguyên liệu không mất tiền mua, mà việc sản xuất điện từ rác lại góp phần bảo vệ môi trường, giảm diện tích chiếm đất chôn lấp cũng như chi phí tiêu hủy. Việc xây dựng các nhà máy sản xuất điện từ rác có khả năng cung cấp cho hệ thống điện quốc gia một nguồn điện rất lớn, tới hàng nghìn MW.
Trong giai đoạn 2015 - 2020, với lượng rác trung bình thải ra của các thành phố lớn như Hà Nội (7.000 - 8.000 tấn/ngày), TP Hồ Chí Minh (10.000 - 12.000 tấn/ngày), Hải Phòng và Đồng Nai (5.000 - 6.000 tấn/ngày)… là nguồn cung cấp nhiên liệu ổn định cho các nhà máy điện - rác công suất 500 tấn/ngày (8MW) tương đương sản lượng gần 350MW điện được sản xuất từ rác.

Thái Nguyên xây dựng mô hình biến trạm xử lý nước thải thành công viên sinh thái

0 nhận xét

  Một mô hình mới đang được xây dựng tại phường Bách Quang, thị xã Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) với sự giúp đỡ của Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường đó là biến trạm xử lý nước thải thành Công viên sinh thái”. Mô hình này vừa đảm bảo xử lý nước thải trong cộng đồng dân cư vừa tạo cảnh quan thân thiện với môi trường
Theo TS Nguyễn Đức Toàn, Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi: Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư đô thị, ven đô và khu vực nông thôn đều chưa được xử lý đúng quy cách. Nước thải từ các khu vệ sinh mới chỉ được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại, chất lượng chưa đạt yêu cầu đã xả ra môi trường gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe của người dân.
Đấy là lí do mô hình trạm xu ly nuoc thai ra đời với diện tích hơn 5.000 m2 , bằng công nghệ kỵ khí kết hợp với xử lý bậc ba bằng hệ thống bãi lọc ngầm nhân tạo, với hơn mười hạng mục công trình phụ trợ làm “mô hình điểm”. Công trình vận hành sẽ đáp ứng mục tiêu xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm chi phí. Đồng thời còn có khuôn viên đẹp, cùng khu vui chơi, thư giãn cho người dân sau những giờ lao động vất vả.
bien-tram-xu-ly-nuoc-thai-thanh-cong-vien-sinh-thai
Cong trinh xu ly nuoc thai phường Bách Quang, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Về quy trình thiết kế, vận hành, TS Nguyễn Đức Toàn cho biết: Trạm hoạt động chủ yếu theo nguyên tắc tự chảy, nước thải từ hệ thống thu gom qua hố ga tự chảy vào hệ thống xử lý.
Chức năng của hố ga này là tách nước mưa và nước thải. Trong điều kiện thời tiết bình thường, nước thải sẽ qua hố ga đi vào hệ thống xử lý. Khi trời mưa, lượng nước vượt quá sức tải của hố ga, lúc đó áp lực của bề mặt nước, nước thải đã được pha loãng bởi nước mưa sẽ tự tràn ra bãi lọc trồng cây ven suối, hỗn hợp nước thải và nước mưa còn lại sẽ đi vào hệ thống xử lý.
Nước thải qua song chắn rác và bể lắng cát, tại đây rác thải được loại bỏ, các phần tử cát có đường kính lớn hơn 0,2 mm sẽ được giữ lại để tránh gây cản trở cho quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ tại các công trình xử lý tiếp theo. Sau đó tiếp tục đi vào bể kỵ khí, theo nguyên tắc lắng và phân hủy sinh học kỵ khí nước thải đi theo đường zích zắc nhờ các ống PVC hướng dòng đặt trong bể, hướng dòng nước chuyển động lên và xuống.
Khi nước thải chuyển động từ dưới lên trên, sẽ đi xuyên qua lớp bùn đáy bể. Các vi khuẩn kỵ khí có rất nhiều trong lớp bùn cặn đáy bể, sẽ hấp thụ, phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải, đồng thời cặn cũng được giữ lại và phân hủy.
Nước thải đầu ra của bệ lọc kỵ khí tiếp tục được bơm lên bể phân phối một, tại đây cặn lơ lửng lắng lại, nước được tiếp xúc với không khí, tăng cường oxy. Sau đó tự chảy sang bể phân phối hai, bể này đóng vai trò điều hòa và phân phối nước xuống máng tràn bậc thang và được xáo trộn ở đây nhằm tiếp tục tăng cường oxy  trước khi được thu vào hệ thống ống phân phối nước vào bãi lọc ngầm trồng cây. Các loại cây trồng trong bãi lọc được sử dụng ở đây là cây sậy và cây dong riềng... nước thải sau khi xử lý tại bãi lọc ngầm được dẫn qua hệ thống ao sinh thái trước khi ra nguồn tiếp nhận.
Tại các ao sinh thái thả bèo có tác dụng xử lý bổ sung cho các công trình xử lý sinh học phía trước và điều hòa nước thải làm tăng cường hiệu quả, tính ổn định, an toàn cho hệ thống xử lý trước khi xả thải ra ngoài moi truong xanh chung quanh. Sau gần một năm đi vào hoạt động, Trung tâm đã tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng nước thải đầu vào, đầu ra sau xử lý của hệ thống. Kết quả là các chỉ tiêu phân tích đều đạt, hoặc nằm dưới hạn cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT

Nghị định 35/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về đánh giá tác động môi trường

0 nhận xét

  Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, danh gia tac dong moi truong , cam kết bảo vệ môi trường.
Theo Nghị định 35/2014/NĐ-CP, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (cơ sở) đến thời điểm ngày 5/6/2011 đã đi vào hoạt động nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, giấy đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam ket bao ve moi truong, ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, trước ngày 31/12/2014 phải thực hiện một trong hai biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm sau:

1- Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 29/2011/NĐ-CP gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 29/2011/NĐ-CP để thẩm định, phê duyệt.
2- Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Điều 29 Nghị định 29/2011/NĐ-CP gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định 29/2011/NĐ-CP để đăng ký.

Như vậy, so với Nghị định số 29/2011/NĐ-CP thì Nghị định 35/2014/NĐ-CP mới ban hành quy định kéo dài thời gian cho các cơ sở thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2014

Khó kiểm soát thu gom rác thải dân lập

0 nhận xét

  Hiện nay đang tồn tại song song 2 hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Đó là hệ thống thu gom dân lập (thu gom khoảng 60% rác sinh hoạt ) và hệ thống thu gom công lập (40% rác thải)
Hoạt động của lực lượng thu gom dân lập còn rất manh mún và đơn lẻ. Có 2.141 tổ thu gom rác dân lập trên địa bàn 24 quận, huyện. Có những tuyến đường trọng điểm muốn nâng cao chất lượng vệ sinh moi truong xanh nhưng khó thực hiện do vướng lực lượng thu gom rác dân lập, tình trạng “da beo” trong hoạt động thu gom rác tại hộ gia đình đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý chất lượng vệ sinh tại các quận.

kho-kiem-soat-he-thong-thu-gom-rac-thai-dan-lap
Đại diện các quận, huyện đều cho rằng rất khó quản lý lực lượng này bởi phần lớn họ đều ẩn danh, chỉ có thể gặp được những người lao động thuê. cong ty moi truong
Thời gian qua, nhiều quận, huyện đã mời lực lượng thu gom rác dân lập lên làm việc cũng như nắm lại tình hình hoạt động của lực lượng này nhưng rất khó để có thể thuyết phục họ hợp tác. Nhiều chủ đường dây rác chỉ cho người thay mặt đến để tham dự. Bởi vậy, rất khó để kiểm soát chất lượng vệ sinh môi trường trên địa bàn một số quận, huyện.
Giải pháp cho vấn đề này : Đẩy mạnh hỗ trợ, chuyển đổi quản lý
Theo bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Giám đốc Tổ chức Hành động vì môi trường và phát triển, Để có thể cải thiện được thực trạng này  thì mục tiêu trước mắt với công tác quản lý lực lượng thu gom rác dân lập trên địa bàn TP là phải phát triển được hoạt động của các hợp tác xã, hướng các lực lượng thu gom cá thể, nhỏ lẻ chuyển sang loại hình hợp tác xã hoặc doanh nghiệp.





kho-kiem-soat-he-thong-thu-gom-rac-thai-dan-lap
Để làm được vậy, phải hỗ trợ nguồn tài chính, tạo điều kiện cho hợp tác xã đầu tư cho các xã viên chuyển đổi phương tiện thu gom theo đúng quy định; xây dựng chính sách chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn cho người thu gom. Có thể nói, khi phát triển được hợp tác xã cho những tổ thu gom rác dân lập sẽ giúp định hình quy mô về phương tiện, nhân sự và chất lượng dịch vụ cho lực lượng này. Từ đó, tạo cơ sở để họ có thể cạnh tranh công bằng với lực lượng thu gom rác của các doanh nghiệp có vốn sở hữu của nhà nước như các công ty dịch vụ công ích.
Đồng thời, cần thực hiện các định hướng quản lý chất thải theo mục tiêu giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải thông qua việc đẩy mạnh đồng bộ các chương trình quản lý chất thải rắn như phân loại chất thải rắn tại nguồn; thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường; đấu thầu cung ứng dịch vụ thu gom vận chuyển chất thải rắn…
Hiện nay, Sở TN-MT TPHCM đang trong giai đoạn hoàn thiện quy định tổ chức và hoạt động của lực lượng thu gom chất thải rắn thông thường tại nguồn trên địa bàn TP song song với việc tìm kiếm nguồn tài trợ để thực hiện thí điểm mô hình phát triển hợp tác xã này nhưng cho đến nay tiến trình thực hiện còn khá chậm. Việc đẩy nhanh quy trình này sẽ tạo được sự thống nhất và đồng bộ trong chất lượng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt giữa các lực lượng thu gom rác chính quy và dân lập. Về lâu dài sẽ giúp giảm gánh nặng chi ngân sách cho hoạt động xử lý rác thải.


Phát triển ngành Công Nghiệp Môi Trường ở Việt Nam

0 nhận xét

  Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển lớn mạnh càng đặt ra những yêu cầu cao về bảo vệ môi trường.Phát triển một ngành Công Nghiệp Môi Trường (CNMT) đặc thù song song với các ngành công nghiệp khác chính là yêu cầu chiến lược, có vai trò then chốt để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế hài hòa với các vấn đề môi trường
Ngành Công Nghiệp Môi Trường bao gồm tất cả các hoạt động liên quan và có khả năng đem lại lợi nhuận từ môi trường. Công Nghiệp Môi Trường cũng phải tuân thủ luật pháp, các quy định về hoạt động công nghiệp nói chung và về hoạt động môi trường nói riêng bởi nó cũng là một ngành công nghiệp
Ngành CNMT sẽ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ môi trường đáp ứng nhu cầu phòng ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường, bao gồm: các hoạt động đánh giá, phân tích và bảo vệ môi trường; các hoạt động kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải và tái sinh các nguồn chất thải; cung cấp và vận chuyển các tài nguyên môi trường như nước, các loại vật liệu tái sinh và các nguồn năng lượng sạch; các hoạt động góp phần tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên, tăng năng suất sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế; các hoạt động thu gom, xử lý các loại chất thải từ tất các hoạt động trong xã hội.
viet-nam-phat-trien-nganh-cong-nghiep-moi-truong
Tổ hợp xu ly nuoc thai tập trung 
Ngành Công Nghiệp Môi Trường trên thế giới đã hình thành và phát triển cách đây hơn 4 thập niên, tập trung tại các nước phát triển như Mỹ, Canada, EU. Tại khu vực châu Á, một số nước đã rất chú trọng và phát triển ngành công nghiệp đặc thù này như  Nhật bản, Hàn Quốc, Singapore,…
Ở Việt nam, ngành Công Nghiệp Môi Trường vẫn chưa chính thức hình thành nhưng tại các thành phố lớn đã có các công ty môi trường đô thị từ rất lâu rồi. Đó là các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ chuyên thu gom, vận chuyển xử lý chất thải và vệ sinh đô thị. Cho đến nay hệ thống các công ty này đã phát triển ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước với khoảng trên 2000 doanh nghiệp cả nhà nước lẫn tư nhân với lĩnh vực hoạt động đa dạng như môi trường đô thị, phát triển sang khu vực doanh nghiệp, khu công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm, tái chế và quản lý tài nguyên, sản xuất thiết bị, công nghệ.

Để đảm bảo phát triển ổn định và chắc chắn, ngành Công Nghiệp Môi Trường cần bám sát những mục tiêu đã đề ra trong “Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”. Trong đó, định hướng phát triển ngành CNMT ở nước ta phải đảm bảo đạt được mục tiêu tổng quát là phát triển ngành Công Nghiệp Môi Trường thành một ngành có khả năng cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ, sản phẩm phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường nhằm xử lý, kiểm soát ô nhiễm, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và cải tạo chất lượng môi trường.
Cụ thể, giai đoạn từ nay đến năm 2015, các đơn vị tiến hành xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển ngành Công Nghiệp Môi Trường; phát triển các doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ môi trường đủ năng lực đáp ứng cơ bản nhiệm vụ bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phát triển ngành CNMT.
Đối với tầm nhìn đến năm 2025, sẽ phát triển ngành Công Nghiệp Môi Trường thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong cơ cấu phát triển ngành công nghiệp Việt Nam; phát triển các doanh nghiệp CNMT, các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao về môi trường có khả năng giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên. Cân đối và hài hòa giữa ba lĩnh vực chính: Dịch vụ môi trường; phát triển công nghệ và sản xuất thiết bị; phát triển và phục hồi tài nguyên thiên nhiên.
Để trở thành một ngành kinh tế quan trọng với các sản phẩm đặc thù của ngành thì công nghiệp môi trường cần được thực hiện từng bước chắc chắn. Đặc biệt đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm từ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, chế tạo thiết bị đến cung cấp các dịch vụ bảo vệ moi truong , quản lý và sử dụng tài nguyên.