Hoàn thiện cơ chế quy định xử lý vi phạm môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM vừa có cuộc họp với các đơn vị chức năng liên quan đến vấn đề gỡ khó cho hoạt động xử lý hành vi vi phạm môi trường. Tại cuộc họp này, nhiều cơ quan chức năng cho rằng nghị định về xử phạt moi truong còn nhiều bất cập, gây hạn chế đáng kể đến hiệu quả thanh, kiểm tra và xử lý những trường hợp vi phạm.



 Nhiều đại diện các quận, huyện trên địa bàn TPHCM bức xúc, hiện nay trong nghị định xử phạt hành vi vi phạm môi trường mới có quy định trách nhiệm của cá nhân và doanh nghiệp vi phạm. Thế nhưng, trường hợp vi phạm là cơ sở sản xuất nhỏ, rất nhỏ thì áp dụng điều khoản phạt cho đối tượng nào, bởi họ vừa là cá nhân, vừa là doanh nghiệp. Quy định ngưng cấp phép cam ket bao ve moi truong, đánh giá tác động môi trường trong thời gian qua đã hạn chế đáng kể điều kiện được kinh doanh, sản xuất theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp

Đại diện UBND quận 1 cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp tại đây hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, kinh doanh ngành nghề nhà hàng khách sạn đều không có cam kết môi trường cũng như đánh giá tác động môi trường. Nếu thực hiện kiểm tra xử phạt những doanh nghiệp không có cam kết bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường thì chắc phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn quận đều đóng cửa
Ngoài ra, những doanh nghiệp nào chưa có cam kết bảo vệ môi trường, danh gia tac dong moi truong , nếu muốn đăng ký cấp phép phải bị phạt thật nặng, mới được làm thủ tục cấp phép là quy định chưa hợp lý.
Ở quận Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú và huyện Bình Chánh, hiện có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư nhưng việc thanh kiểm tra, xử lý gặp vô vàn khó khăn, nhất là các cơ sở hộ gia đình. Dù bị các cơ quan chức năng xử phạt nhưng họ vẫn tái phạm vì không có biện pháp khắc phục. Nhiều hộ gia đình còn đổi tên cơ sở, thậm chí  bỏ luôn tên cơ sở hoặc bảng hiệu kinh doanh. Thậm chí có những trường hợp hơn 1 năm vẫn chưa nộp phạt nhưng quận vẫn phải làm ngơ vì không biết xử lý thế nào
Hiện UBND TP Hồ Chí Minh đã có chủ trương tiếp tục di dời các doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm nằm trong khu dân cư. UBND các quận đang thực hiện rà soát, lập danh sách để trình UBND TP có chính sách hỗ trợ.
Bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, cho biết, có thể linh hoạt xử lý những hành vi vi phạm môi trường. Nếu không bảo đảm được an toàn môi trường thì chắc chắn sẽ bị điều chỉnh theo luật định. Cơ sở kinh doanh hộ cá thể, có thể áp dụng những quy định xử phạt dành cho đối tượng là cá nhân. Việc đăng ký cam kết bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường thì thực sự là cần thiết, nhất là với những doanh nghiệp chuẩn bị đầu tư sản xuất, kinh doanh.


Hiện nay mức xử phạt tăng lên rất cao. Tối đa có thể phạt tiền tới 2 tỷ đồng/hành vi vi phạm. Đây được xem là mức đủ sức răn đe doanh nghiệp nào cố tình vi phạm môi trường. Mức phạt tiền này còn kèm theo những hình thức phạt bổ sung rất khắc nghiệt như buộc nộp lại toàn bộ lợi nhuận thu được do hành vi vi phạm môi trường; buộc tái lập hiện trạng môi trường trước khi bị gây ô nhiễm, bị truy thu phí bảo vệ môi trường đối với những trường hợp vi phạm xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép, buộc truy thu phí trưng cầu giám định và phân tích mẫu vi phạm.
Ngoài ra, thu thêm lãi suất nộp chậm là 0,05%/ngày nộp chậm đối với những doanh nghiệp cố tình nộp phạt không đúng quy định
Tính dến nay, Quy định xử lý hành vi vi phạm môi trường đã khá hoàn thiện và chặt chẽ, đủ để răn đe các doanh nghiệp trước những ý đồ vi phạm. Các cơ quan chức năng sẽ tăng cường thanh kiểm tra, kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình vi phạm để trả lại môi trường sống an toàn cho người dân

Xem thêm : http://www.congtymoitruong.vn/ttsk/tt-moi-truong/859-hoan-thien-co-the-quy-dinh-xu-ly-vi-pham-moi-truong.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét