Phát triển ngành Công Nghiệp Môi Trường ở Việt Nam

  Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển lớn mạnh càng đặt ra những yêu cầu cao về bảo vệ môi trường.Phát triển một ngành Công Nghiệp Môi Trường (CNMT) đặc thù song song với các ngành công nghiệp khác chính là yêu cầu chiến lược, có vai trò then chốt để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế hài hòa với các vấn đề môi trường
Ngành Công Nghiệp Môi Trường bao gồm tất cả các hoạt động liên quan và có khả năng đem lại lợi nhuận từ môi trường. Công Nghiệp Môi Trường cũng phải tuân thủ luật pháp, các quy định về hoạt động công nghiệp nói chung và về hoạt động môi trường nói riêng bởi nó cũng là một ngành công nghiệp
Ngành CNMT sẽ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ môi trường đáp ứng nhu cầu phòng ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường, bao gồm: các hoạt động đánh giá, phân tích và bảo vệ môi trường; các hoạt động kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải và tái sinh các nguồn chất thải; cung cấp và vận chuyển các tài nguyên môi trường như nước, các loại vật liệu tái sinh và các nguồn năng lượng sạch; các hoạt động góp phần tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên, tăng năng suất sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế; các hoạt động thu gom, xử lý các loại chất thải từ tất các hoạt động trong xã hội.

viet-nam-phat-trien-nganh-cong-nghiep-moi-truong
Tổ hợp xu ly nuoc thai tập trung 
Ngành Công Nghiệp Môi Trường trên thế giới đã hình thành và phát triển cách đây hơn 4 thập niên, tập trung tại các nước phát triển như Mỹ, Canada, EU. Tại khu vực châu Á, một số nước đã rất chú trọng và phát triển ngành công nghiệp đặc thù này như  Nhật bản, Hàn Quốc, Singapore,…
Ở Việt nam, ngành Công Nghiệp Môi Trường vẫn chưa chính thức hình thành nhưng tại các thành phố lớn đã có các công ty môi trường đô thị từ rất lâu rồi. Đó là các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ chuyên thu gom, vận chuyển xử lý chất thải và vệ sinh đô thị. Cho đến nay hệ thống các công ty này đã phát triển ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước với khoảng trên 2000 doanh nghiệp cả nhà nước lẫn tư nhân với lĩnh vực hoạt động đa dạng như môi trường đô thị, phát triển sang khu vực doanh nghiệp, khu công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm, tái chế và quản lý tài nguyên, sản xuất thiết bị, công nghệ.

Để đảm bảo phát triển ổn định và chắc chắn, ngành Công Nghiệp Môi Trường cần bám sát những mục tiêu đã đề ra trong “Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”. Trong đó, định hướng phát triển ngành CNMT ở nước ta phải đảm bảo đạt được mục tiêu tổng quát là phát triển ngành Công Nghiệp Môi Trường thành một ngành có khả năng cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ, sản phẩm phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường nhằm xử lý, kiểm soát ô nhiễm, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và cải tạo chất lượng môi trường.
Cụ thể, giai đoạn từ nay đến năm 2015, các đơn vị tiến hành xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển ngành Công Nghiệp Môi Trường; phát triển các doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ môi trường đủ năng lực đáp ứng cơ bản nhiệm vụ bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phát triển ngành CNMT.
Đối với tầm nhìn đến năm 2025, sẽ phát triển ngành Công Nghiệp Môi Trường thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong cơ cấu phát triển ngành công nghiệp Việt Nam; phát triển các doanh nghiệp CNMT, các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao về môi trường có khả năng giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên. Cân đối và hài hòa giữa ba lĩnh vực chính: Dịch vụ môi trường; phát triển công nghệ và sản xuất thiết bị; phát triển và phục hồi tài nguyên thiên nhiên.
Để trở thành một ngành kinh tế quan trọng với các sản phẩm đặc thù của ngành thì công nghiệp môi trường cần được thực hiện từng bước chắc chắn. Đặc biệt đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm từ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, chế tạo thiết bị đến cung cấp các dịch vụ bảo vệ moi truong , quản lý và sử dụng tài nguyên.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét