TP HCM giám sát chặt chẽ chất lượng nước từ các nguồn thải

TP HCM đã và đang triển khai nhiều giải pháp quản lý, giám sát chặt chẽ chất lượng nước từ các nguồn thải khi mà trình trạng ô nhiễm nguồn nước trên các sông, kênh rạch chưa được giải quyết triệt để
Theo thống kê, hiện thành phố chỉ có khoảng 1140 trong tổng số 3300 nguồn thải từ các cơ sở sản xuất, thương mại dịch vụ trên địa bàn có hệ thống xử lý môi trường đạt quy chuẩn môi trường (chiếm 35%).
Sở TN & MT vừa công bố kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước, theo đó, nguồn nước tại hệ thống kênh rạch ở TP.HCM đang trong tình trạng ô nhiễm nặng nề, và càng đậm đặc hơn khi thủy triều thấp. Các thành phần như BOD5, COD, chỉ tiêu vi sinh, hàm lượng chất lơ lửng (SS), kim loại nặng... đều vượt tiêu chuẩn từ vài chục đến cả ngàn lần cho phép
Nguồn thải ô nhiễm đang là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm chất lượng nguồn nước kênh rạch nội thành; làm suy giảm chất lượng nguồn nước sông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cấp nước phục vụ sinh hoạt của người dân thành phố.

kiem-soat-chat-che-luong-nuoc-thai-tai-tp-ho-chi-minh

Nguyên nhân của hiện trạng nước thải ô nhiễm đáng lo ngại trên là do các doanh nghiệp vẫn chưa tự giác chấp hành tốt Luật Bảo vệ môi trường bởi mức thu phí đối với nước thải còn thấp, chưa thúc đẩy các doanh nghiệp xây dựng cong trinh xu ly nuoc thai đạt tiêu chuẩn.  Ngoài ra, các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về nộp phí bảo vệ môi trường chưa đầy đủ nên nhiều doanh nghiệp không thực hiện kê khai nộp phí, kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền phí phải nộp, chậm nộp phí, trốn nộp phí bảo vệ môi trường.
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nước sinh hoạt, UBND TP.HCM đã ban hành quy định mới về phân vùng xả thải và tiêu chuẩn nước thải, bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng nước thải trước khi xả thải ra môi trường. Nâng cao tiêu chuẩn xu ly nuoc thai san xuat
Theo đó, nước thải tại các khu vực hồ Kỳ Hòa, Đầm Sen, hồ trong công viên Hoàng Văn Thụ, các ao hồ khác trên địa bàn TP.HCM và nhiều đoạn trên sông Sài Gòn và sông Đồng Nai phải đạt quy chuẩn loại A, đòi hỏi nước thải trước khi đổ ra môi trường phải được xử lý cẩn thận để loại bỏ các chất gây hại.

kiem-soat-chat-che-luong-nuoc-thai-tai-tp-ho-chi-minh

UBND thành phố cũng quy định phân vùng các nguồn xả thải đối với 97 tuyến sông, suối, kênh rạch nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng đối với nguồn cấp nước sạch cho người dân.
Đối với 14 tuyến kênh rạch khu vực trung tâm Thành phố như Kênh 19/5, Tham Lương, Nước Đen, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Văn Thánh, Tàu Hủ, Bến Nghé … nguồn nước thải phải đạt quy chuẩn loại B theo quy định.
Một số giải pháp đã được sở TN & MT đề ra nhằm đạt mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường đến năm 2015 – 2020 như sau : Cho doanh nghiệp vay vốn không lãi suất trong thời gian dài để đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải; điều tra toàn diện và kiểm soát các nguồn thải có lưu lượng nước thải từ 10m3/ngày đêm trở lên; cập nhật dữ liệu nguồn thải lên bản đồ GIS nhằm phục vụ cho công tác quản lý, giám sát thường xuyên các nguồn thải và kiểm soát các nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm.
Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng của TP.HCM sẽ tiếp tục tăng cường giám sát chặt hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, có biện pháp xử lý mạnh như niêm phong công đoạn sản xuất gây ô nhiễm, đình chỉ sản xuất, buộc di dời đối với cơ sở tái phạm nhiều lần, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đối với các nguồn thải có lưu lượng nước thải trên 1.000m3/ngày đêm, bắt buộc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động từ năm 2015, để kết nối vào hệ thống quan trắc, giám sát kịp thời.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét