Cảnh giác với PCB

1. Đôi nét về PCB
PCB là một trong 22 nhóm chất hữu cơ khó phân hủy (POP) được quy định trong công ước Stockholm sẽ được dừng sử dụng vào năm 2020 và tiêu hủy an toàn vào năm 2028 tại Việt Nam. PCB là từ viết tắt của các chữ tiếng Anh Polychlorinated Biphenyls, là một nhóm hợp chất thơm của halogen được tạo thành khi thay thế từ 1 đến 10 nguyên tử hiđro trong phân tử biphenyl bằng các nguyên tử clo. PCB có 10 đồng đẳng và 209 cấu tử, trong đó 130 cấu tử được đưa vào sản xuất thương mại.
PCB là những hóa chất khó phân hủy, có thể tồn tại nhiều năm thậm chí hàng chục năm trước khi phân hủy thành dạng ít độc hơn. Đặc biệt chúng có thể bay hơi và phát tán đi xa theo không khí hoặc nước và tích lũy trong các mô mỡ động vật và dần dần đi vào cơ thể con người. cty moi truong

2. Cách thức PCB xâm nhập vào cơ thể con người
Theo Tiến sĩ Phạm Mạnh Hoài - Quản đốc Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam: “Người dân có nguy cơ phơi nhiễm PCB cao nhất thông qua con đường tiêu hóa, cụ thể là thức ăn. Rất có thể các loài cá sẽ có PCB và chúng tích tụ ở trong các mô mỡ. Khả năng phơi nhiễm PCB do tiếp xúc với trầm tích và đất được đánh giá ở mức trung bình. Khả năng phơi nhiễm PCB từ không khí, nước, nước uống là thấp. Người lao động tại các cơ sở có sử dụng thiết bị, vật liệu có PCB còn có nguy cơ phơi nhiễm PCB khi tiếp xúc qua da và đường hô hấp”.
canh-giac-voi-pcb
Hiện nay, trên thế giới chưa có ngưỡng tiếp nhận đối với tổng các chất PCB ở cấp độ toàn cầu đối với con người. Tuy nhiên, tại Canada, quốc gia đã có nhiều nghiên cứu và chương trình khắc phục ô nhiễm do PCB, ngưỡng tiếp nhận hàng ngày ở mức chấp nhận được đối với tổng các chất PCB là 1.000 ng/kg/ngày.

3. Ảnh hưởng của PCB lên sức khỏe con người
PCB rất nguy hiểm nhưng rất khó loại bỏ chúng vì PCB không dễ bị phát hiện. Phơi nhiễm PCB không gây ra các biểu hiện xấu đến sinh vật hay sức khỏe con người ngay tại thời điểm tiếp xúc. Tuy nhiên, khi PCB được tích tụ trong cơ thể đến một ngưỡng nhất định mới phát sinh các triệu chứng có thể nhận biết.
canh-giac-voi-pcb
PCB có thể gây ra các ảnh hưởng cấp tính và mãn tính đối với sức khỏe. Trong trường hợp cấp tính, cơ quan đầu tiên bị PCB gây tổn thương là gan. PCB gây thương tổn cấp tính như nổi mụn, cháy da và bỏng mắt. Với trường hợp mãn tính, PCB có thể tồn tại lâu dài trong mô mỡ và tích lũy trong cơ thể, gây tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe như ung thư, tác động đến hệ nội tiết (rối loạn nội tiết) và phát triển của trẻ nhỏ (ảnh hưởng đến hệ thần kinh, chỉ số IQ).
Việc phơi nhiễm PCB có thể gây ra các bệnh liên quan tới hệ thần kinh như tê liệt, đau đầu, run rẩy chân tay. Phơi nhiễm PCB có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của con người, làm giảm khả năng sinh sản của nữ giới và giảm số lượng tinh trùng ở nam giới
4. Biện pháp phòng ngừa phơi nhiễm PCB
Trong cộng đồng, người dân phải cảnh giác với các sản phẩm có hàm lượng mỡ cao như cá, trứng, sữa, gia cầm, thịt mỡ không rõ nguồn gốc và hạn chế sử dụng các sản phẩm này cũng như loại bỏ da, chất béo khi chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc; đặc biệt không ăn các loài động, thực vật được nuôi trồng hoặc đánh bắt tại các vùng được xác định là ô nhiễm PCB.
Khi tiếp xúc với các loại vật liệu cũ như: chấn lưu điện tử, bóng đèn huỳnh quang, giấy than không cacbon, sơn chống cháy, giấy hắc ín… người dân cũng cần sử dụng bảo hộ lao động cần thiết như đi găng tay cao su…
Cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với dầu thải không rõ nguồn gốc hoặc bùn, đất, trầm tích và nước xung quanh khu vực chôn lấp, khu xử lý chất thải nguy hại, khu công nghiệp, hạ nguồn sông cũng như tránh sinh sống gần các khu vực đốt chất thải, bởi đây cũng là nơi có nguy cơ ô nhiễm PCB cao.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét