Bất cập trong xử lý vi phạm pháp luật về môi trường

Trung tâm Con người và Thiên nhiên vừa tổ chức Chương trình Nhịp cầu báo chí số 7 với chủ đề “Bất cập trong xử lý vi phạm pháp luật về môi trường và tăng cường quản trị bảo vệ môi trường”, nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu chính sách trong lĩnh vực moi truong với các cơ quan báo chí.
Luật sư Triệu Hạnh Hiển, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang cho biết : Ngay trong tổ chức hoạt động thanh tra bảo vệ môi trường cũng đã có vấn đề. Thanh tra Bộ TN & MT với thanh tra Tổng cục Môi trường cùng hoạt động song song nên hiệu quả bị hạn chế. Còn Thanh tra Bộ và thanh tra Tổng cục Môi trường, Cảnh sát Môi trường và thanh tra Môi trường địa phương… hoạt động trùng chéo, gây phiền hà không đáng có cho các cơ sở.

Riêng tại khoản 1, Điều 176 về thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường, ông Hiển băn khoăn: “Liệu đây có phải là thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước về môi trường không? Có thanh tra hoạt động thanh tra không hay chỉ là thanh tra việc thực hiện của người dân và doanh nghiệp?”. Ngoài ra, cần có quy định cụ thể về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường.
Bộ TN & MT ít thanh tra hành chính, thanh tra công tác thanh tra bảo vệ môi trường tại các địa phương, dẫn đến tình trạng có địa phương rất lung túng, ít làm, làm không sâu, không hiệu quả; Bộ không nắm chắc, quản lý chặt, ít hướng dẫn được địa phương
Do vậy nên thiết kế bố cục Điều 176 Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường 2014 như Điều 126, Luật Bảo vệ môi trường hiện hành và bổ sung thêm chức năng của Chủ tịch UBND cấp huyện; thiết kế thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ yếu thanh tra công tác quản lý nhà nước về môi trường, chỉ thanh tra doanh nghiệp đặc biệt như liên tỉnh, có nhiều vấn đề phức tạp.
Tại Điều 177, Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường 2014 vẫn giữ nguyên Điều 127 của Luật Bảo vệ môi trường 2005, nên vẫn còn hạn chế vì chưa rõ ràng, bỏ ngỏ về cơ chế thi hành, cầu toàn về mọi mặt. Đặc biệt là về quy chuẩn môi trường dẫn đến bất khả thi và có khả năng nảy sinh tiêu cực.
Vậy hướng xử lý khắc phục ở đây là gì ?
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN & MT nhận xét: Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường cần bổ sung thêm các quy định như tạo cơ chế cụ thể để thực hiện công khai và minh bạch hệ thống thông tin về môi trường; để người dân thực hiện quyền giám sát đối với các quyết định của cơ quan nhà nước có thầm quyền và đối với quá trình thực thi pháp luật; tạo trình tự, thủ tục cụ thể để người dân tham gia vào Đánh giá môi trường chiến lược , Danh gia tac dong moi truong (ĐTM). Có quy định cụ thể về thực hiện trách nhiệm giải trình của cán bộ quản lý; xây dựng và vận hành hệ thống giám sát và đánh giá quốc gia về môi trường...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét