Ô nhiễm môi trường từ công nghiệp Quảng Nam

Phát triển công nghiệp “nóng”, thu hút các dự án đầu tư bằng mọi giá nhưng lại thiếu các biện pháp cần thiết nên nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khiến người dân bức xúc, buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc


Ngày 20/4 vừa qua, hàng trăm người dân xã Tam Hiệp (huyện Núi Thành) đã bao vây, chở đất đá đổ lấp miệng cống xả thải duy nhất của KCN Bắc Chu Lai vì họ cho rằng nước thải ở đây không qua xử lý đổ trực tiếp ra mương Cầu, gây ô nhiễm nặng, bốc mùi hôi thối, cá chết trắng mương… Nước thải của nhà máy chế biến cao su và nhựa plastic theo mương thoát nước mưa của KCN Bắc Chu Lai ra mương Cầu có mang theo chất carbon đen ảnh hưởng môi trường. Trước đó, người dân đã từng bao vây nhà máy thép Việt - Pháp, Nhà máy lâm đặc sản Tam Kỳ, Nhà máy tinh bột sắn Quảng Nam, công ty khoáng sản… vì  gây ô nhiễm môi trường nhưng không chịu khắc phục, đền bù cho người dân…
o-nhiem-moi-truong-tu-cong-nghiep-quang-nam


Nước thải chưa qua xử lý từ các nhà máy sản xuất trong Khu công nghiệp Bắc Chu Lai thường xả thải vào đêm tối và lúc trời có mưa lớn. Nước thải theo đường cống tiêu chảy lênh láng ra đồng ruộng vào tận khu dân cư. Cánh đồng Thọ Khương nằm ngay sát khu công nghiệp, hàng ngày mọi người đi làm đồng lội xuống mương về là bị ngứa chân, trâu bò uống nguồn nước kênh mương thường bị mắc bệnh, còn cá thì chết trắng bụng. 340 hộ dân với 1.100 nhân khẩu của thôn Thọ Khương phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn nước và khói bụi của các nhà máy này
o-nhiem-moi-truong-tu-cong-nghiep-quang-nam

Từ đầu năm nay, UBND tỉnh đã cảnh cáo, xử phạt nhiều doanh nghiệp khai khoáng xả thải chất độc chưa qua xử lý ra môi trường. Nhiều nhà máy đã liên tục bị người dân bao vây “cấm cửa” sản xuất, bị UBND tỉnh ra quyết định phạt nhưng vẫn chậm khắc phục. Nước sông Vu Gia báo động vẫn còn ô nhiễm chất rắn lơ lửng. Phần lớn nguồn nước ngầm ở các vùng đồng bằng ven biển bị ô nhiễm amoni, chất hữu cơ và vi sinh coliform.


Báo cáo giám sát môi trường gần đây của Ban Kinh tế- ngân sách HĐND tỉnh Quảng Nam cho biết, toàn tỉnh chỉ có 5/9 KCN và 3/108 cụm công nghiệp được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ; 3 KCN và 48 cụm công nghiệp chưa thực hiện quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật. Toàn thành phố Tam Kỳ có hơn 230 cơ sở sản xuất - kinh doanh, giết mổ, nằm xen lẫn trong khu dân cư, không đầu tư hệ thống xử lý chất thải, gây ra tiếng ồn lớn, ô nhiễm môi trường cao. 

Nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động SX-KD mới bắt đầu triển khai xây dựng công trình xử lý nước thải , chất thải. Một số KCN, CCN trên địa bàn xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn thiếu đồng bộ…
Ông Đinh Văn Thu, phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết, UBND tỉnh sẽ ưu tiên xây dựng, quản lý chất thải rắn thông thường. Đối với từng loại hình DN có cơ chế thu hút ưu đãi đầu tư hệ thống xử lý nước thải hoặc đấu nối chung một đường ống dẫn ra sông, suối, ao hồ. Dự án đầu tư mới bắt buộc phải báo cáo đánh giá tác động môi trường…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét