Quản lý chất thải y tế: Sai phạm tràn lan, ô nhiễm nghiêm trọng

Đề án môi trường đơn giản - chất thải y tế nguy hại 

Chất thải rắn y tế nguy hại là mối quan tâm của toàn xã hội trước những nguy cơ bệnh dịch lây lan cần được thu gom, xử lý đúng quy trình. Quản lý chất thải y tế là việc làm cần thiết nhưng còn quá nhiều hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường ở lĩnh vực y tế

Theo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Bộ Công an, các hành vi vi phạm về môi trường chủ yếu tại các cơ sở y tế là quản lý chất thải y tế nguy hại không đúng quy định, thậm chí còn tái diễn nhiều lần. Những lỗi sai phạm khác như để lẫn chất thải y tế nguy hại với các chất thải y tế thông thường, nước thải y tế xả trực tiếp ra môi trường không qua xử lý… cũng diễn ra khá phổ biến ở cả bệnh viện công lẫn cơ sở y tế tư nhân, gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe người tiếp nhận, tái chế. Hiện nay, nhiều bệnh viện (BV) tuyến cơ sở chưa được trang bị lò đốt chất thải y tế, hoặc có lò đốt nhưng đã hư hỏng nên rác thải được chôn lấp, hoặc đốt thủ công gây ô nhiễm môi trường. theo đề án môi trường đơn giản
Theo thống kê báo cáo của các địa phương, về xử lý nước thải y tế, hiện có khoảng 54% các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế, trong đó bệnh viện tuyến Trung ương chiếm 73%, tuyến tỉnh là 60% và tuyến huyện là 45%. Hiện nay, 95% bệnh viện thực hiện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế nguy hại hàng ngày.

http://ctymoitruongxanh.blogspot.com/2014/06/quan-ly-chat-thai-y-te-sai-pham-tran.html

 Một số cơ sở y tế còn xảy ra tình trạng nhân viên lợi dụng việc quản lý lỏng lẻo để trộm cắp, mang các chất thải y tế ra ngoài bán hoặc thải bỏ bừa bãi. Điển hình là vụ việc một cán bộ khoa giải phẫu, ĐH Y Hà Nội đã bị Phòng cảnh sát PC49 Hà Nội bắt quả tang khi chở 2 túi nilon đen, đựng 30kg nội tạng người vứt vào khu tập kết rác của BV Giao thông vận tải….
Theo thống kê, chỉ 6 tháng đầu năm đã có hơn 60 vụ việc vi phạm về bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế. Các sai phạm vẫn diễn ra tràn lan cả cơ sở y tế công lẫn tư. Bởi vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước cần xây dựng và ban hành chế tài xử lý nghiêm khắc, mạnh mẽ, đủ tính răn đe. Cơ quan Bảo hiểm xã hội không chi trả tiền bảo hiểm y tế cho các cơ sở y tế nếu để vi phạm gây ô nhiễm môi trường, gây tổn hại cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó Bộ Y tế, Bộ TN&MT cũng cần tham mưu cho Chính phủ về cơ chế, chính sách đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường y tế, đảm bảo 100% các cơ sở y tế công lập đều có hệ thống xử lý nước thải sản xuất đạt chuẩn, có quy trình thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải y tế. Đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa cần đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, bố trí kinh phí vận hành các lò đốt chất thải y tế

0 nhận xét:

Đăng nhận xét